Việc làm, công sức của chúng ta khi không được trân trọng thì giá trị của nó chỉ là con số 0 vô nghĩa như việc ấp rắn, nuôi sói mà thôi.
Loài rắn trời sinh tính lạnh, cho dù có được ủ ấm đến mấy cũng không thể nóng lên. Cũng như trời sinh loại sói tàn nhẫn, cho dù cả đời nuôi ăn nuôi uống thì chúng cũng không thể nào thân quen giống như chó nhà. Tương tự như vậy, con người có kẻ nhiệt tình như lửa, có kẻ lại máu lạnh như loài xà lang, cho dù chúng ta có trả giá 100 lần tốt đẹp thì chỉ cần một lần không tốt, họ cũng có thể phóng đại nó lên gấp bội để chê trách, chì chiết không ngừng. Có câu chuyện kể rằng: Tại một thị trấn nọ, có hai anh em cùng mở một cửa hàng bán màn thầu. Vào thời điểm Tết Âm lịch, họ nhìn thấy công nhân vệ sinh mỗi ngày vẫn thức khuya dậy sớm, tăng ca thêm giờ để quét tuyết và dọn sạch mặt đường nên vô cùng cảm động. Họ quyết định rằng, mỗi công nhân vệ sinh làm việc ở đây vào ca đêm đều có thể tới cửa hàng của họ để được tặng miễn phí một phần màn thầu. Đây được coi là phần tâm ý dành cho những người luôn luôn chiến đấu để bảo vệ bộ mặt của thành thị. Hai anh em bảo nhau rằng, làm một ít chuyện tốt thì kiếm bớt một chút tiền cũng có sao đâu, miễn sao là giúp họ được vui vẻ hơn trong công việc là tốt rồi. Thế nhưng, mọi chuyện lại không diễn ra tốt đẹp như những gì họ nghĩ. Thời gian đầu, khi các công nhân vệ sinh được tặng đồ ăn miễn phí, họ còn cảm ơn rối rít, vô cùng vui mừng. Nhưng sau đó, bắt đầu có những tiếng oán thán xuất hiện.
Có người thì nói rằng: "Tại sao đều là phúc lợi mà chỉ cho những người làm ca đêm mới được nhận, không cho những người làm ca ngày như chúng tôi?". Có người thì cho rằng: "Chúng tôi quét dọn vệ sinh đã bao năm nay, tại sao chỉ vừa nghỉ việc vài hôm lại không được nhận đồ ăn nữa, thế thì còn gì là lòng tốt với cả phúc hậu?". Có người thậm chí còn ngang ngược nói rằng: "Tôi không cần đồ ăn, thích làm người tốt thì phát tiền cho tôi đây này". Sau gần hai tháng, cửa hàng của hai anh em đã tặng ra ngoài gần 16.000 chiếc màn thầu nhưng tất cả những gì nhận lại được toàn là sự công kích và oán trách. Do đó, họ quyết định không tiếp tục thực hiện việc này nữa. Chính vì thế người ta mới nói: "Ấp rắn trăm ngày cũng không ấm, nuôi sói cả đời cũng không thân." Lòng tốt của chúng ta khi không được trân trọng thì chẳng thể đem lại giá trị nào hết. Trong cuộc sống sinh hoạt, dù là những người thân thiết nhất cũng phải cẩn trọng khi đưa ra sự giúp đỡ của mình, nhất là trong những trường hợp sau: 1. Người không chữ "Tín", không giúp đỡ Một nữ sinh mượn bạn cùng phòng 3.000.000 đồng, hứa sẽ trả lại trong một tuần nhưng không thực hiện được điều đó. Bạn cùng phòng nể mặt cho nên cũng không đòi hỏi hay thúc ép quá nhiều. Mãi đến hai tuần sau mới nhắc đến món nợ, nữ sinh đó nói ngay: "Quên mất, cuối tuần này nhất định trả lại cho cậu." Lại hai tuần nữa trôi qua, khi bạn cùng phòng hỏi lần nữa, nữ sinh vội vàng trả lời: "Đừng vội đừng vội, có tiền là tôi trả ngay cho cậu đầu tiên, đợi tôi một tuần nữa thôi nhé." Rồi lại thêm tuần nữa trôi qua, bạn cùng phòng khó xử gặng hỏi mấy lần, nữ sinh lập tức trở mặt: "Có mỗi 3.000.000 đồng thôi, làm gì mà gắt? Bao giờ có tiền tôi trả ngay chứ ai quỵt đâu mà giục lắm vậy? Biết cậu ki bo như vậy thì từ đầu tôi đã không thèm hỏi rồi!" Tốt bụng cho người khác vay tiền, cuối cùng lại bị phàn nàn oán trách. Trong cuộc sống thật không thiếu những ví dụ như vậy. Do đó, với một người không trân trọng sự tín nhiệm của chính mình thì đừng nên sẵn tay giúp đỡ kẻo tiền mất tật mang.
2. Việc trái nguyên tắc, không nên làm Có một nữ sinh viên đại học quên mang phiếu cơm nên hỏi ý kiến của dì bán hàng trong căn tin để chuyển tiền trực tiếp cho bà ấy. Ban đầu, dì bán hàng không đồng ý vì trực tiếp nhận tiền của học sinh là trái với quy định của nhà trường, nhưng thấy cô gái năn nỉ tội nghiệp, cuối cùng, dì vẫn tốt bụng đồng ý. Thế nhưng, sau này, khi cô gái kể chuyện lung tung với những người xung quanh, tin tức lan đến tai ban quản lý căn tin và dì bán hàng đã bị phạt nặng. Không nói về việc ai đúng, ai sai, nhưng qua câu chuyện này, chúng ta hiểu ra rằng: Những việc đã thuộc về nguyên tắc thì tốt nhất không bao giờ phá bỏ, kẻo đem tới nguy hại cho chính mình." Tác giả Nhật Bản Haruki Murakami từng nói: "Việc vi phạm nguyên tắc do chính mình đặt ra, dù chỉ một lần, sẽ khiến bản thân càng có thể vi phạm nhiều nguyên tắc hơn trong tương lai." Cho dù xuất phát từ lòng tốt muốn giúp đỡ người khác hay bất cứ lý do bất đắc dĩ nào đi nữa, nguyên tắc đặt ra là để tuân thủ, chứ không nên bị bỏ qua.
Theo Trí thức trẻ